Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

lịch học modul 6,7,8

 Thực hiện Kế hoạch số 2632/KH-SGDĐT ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tổ chức bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (CBQLCSGDPT) năm 2022; theo tiến độ bồi dưỡng cho CBQLCC/GVCC đối với Module 6, 7, 8 tại Trường ĐHSP TP. HCM, Sở GDĐT thông báo đến giáo viên đại trà và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà thời gian học các Mô-đun 6, 7, 8 như sau:

1. Module 6: Thời gian mở từ 01/12/2022 - 31/01/2023, gồm cả thời gian học của GV đại trà, thời gian chấm bài và tổ chức hỗ trợ đồng nghiệp (nếu có) của GVCC.

2. Module 7: Thời gian mở từ 01/02/2023 - 30/03/2023, gồm cả thời gian học của GV đại trà, thời gian chấm bài và tổ chức hỗ trợ đồng nghiệp (nếu có) của GVCC.

3. Module 8: Thời gian mở từ 01/04/2023 - 31/05/2023, gồm cả thời gian học của GV đại trà, thời gian chấm bài và tổ chức hỗ trợ đồng nghiệp (nếu có) của GVCC.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2022

quan sát

 b/ Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý:

Chống lối dạy theo mẫu giúp học sinh rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp vận dụng kiến thức thì việc đầu tiên cho học sinh làm bài văn miêu tả là quan sát trực tiếp đối tượng sẽ tả.
* Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh quan sát :
- HS có thể đứng ở vị trí tùy ý để quan sát.
- Cho học sinh quan sát bên ngoài bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, tri giác
- Các em có thể quan sát từ xa đến gần hoặc ngược lại.
- Hướng dẫn các em quan sát theo hệ thống câu hỏi thích hợp, rèn luyện thành nếp việc ghi chép các nhận xét, ấn tượng, cảm xúccủa bản thân.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát bên trong chiếc cặp của em giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:
Ví dụ: Chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng gì? Trông như thế nào? Em đựng gì ở mỗi ngăn? Cách sắp xếp như vậy khiến em có cảm giác như thế nào?
- GV kèm cặp học sinh yếu, phát hiện vấn đề có tính chất chung, chọn thời điểm thích hợp uốn nắn chung cho cả lớp.
- Khéo léo gợi mở để các em sử dụng vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc giúp cho việc quan sát được tốt hơn.
Ví dụ: Đôi mắt gà con được so sánh với hình ảnh nào? Nó có vẻ đẹp gì hấp dẫn? ( Đôi mắt tròn nhỏ bằng hạt đậu, lúc nào cũng long lanh như giọt nước)
* Quan sát tỉ mỉ các bộ phận kết hợp bằng nhiều giác quan:
- Quan sát tổng thể hình dáng, thế đứng của cây, đặc điểm riêng, hoạt động của vật.
- Quan sát theo từng thời kỳ phát triển hoặc quan sát từng bộ phận của đối tượng miêu tả. Song dù quan sát theo cách nào cũng phải dừng lại ở phần trọng tâm, yêu cầu của đề để quan sát kỹ hơn.
+ Khi tả đồ vật cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
Ví dụ: Tả cây cho bóng mát cần quan sát kỹ ở tán lá, dáng vẻ cổ thụ của cây.
Ví dụ: Tả cây hoa quan sát kĩ bông hoa về màu sắc, vẻ đẹp, hương thơm... Tả cây ăn quả quan sát kỹ phần hoa, quả khi xanh, chín, màu sắc quả, hương vị.
Ví dụ: Tả con vật cần tả đặc điểm nổi bật của ngoại hình và hoạt động đặc sắc nhất của con vật.
* Quan sát để phát hiện tìm ra những đặc điểm riêng của đối tượng miêu tả:
Để giúp người đọc phân biệt được đặc điểm riêng của đối tượng định tả, tôi định hướng cho các em tránh lối liệt kê các bộ phận mà cần phải nhằm vào các chi tiết, bộ phận, đặc điểm riêng đặc sắc, rõ nét nhất có thể khắc hoạ sự vật ấy ấy một cách rõ rệt, gợi cho em nhiều ấn tượng, tập trung vào quan sát những nét độc đáo để hiện lên những nét riêng, độc đáo của vật khiến nó không lẫn lộn với các sự vật khác
Ví dụ: 
- Tả cái cặp nên tả kĩ màu sắc, chất liệu, cách sắp xếp bên trong.
- Tả cây bàng nên tả theo mùa để thấy nét đặc sắc của tán cây, lá, hoa, quả. 
- Tả con chó chú trọng đến màu lông, sự khôn ngoan, cách thể thể hiện tình cảm với chủ.
* Quan sát phải gắn liền với so sánh và tưởng tượng:
Tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong văn miêu tả. Nhờ tưởng tượng mà hình ảnh, màu sắc, âm thanh được tái hiện. Từ sự tưởng tượng mà sự vật hiện ra với những nét đặc trưng của nó đó là rõ nét hơn, cụ thể hơn và gần gũi với ta hơn. 
 Giáo viên có thể đặt câu hỏi học sinh ghi chép lại những gì mình đã tưởng tượng để lựa chọn, chắt lọc đưa vào bài viết của mình đồng thời giáo viên cho học sinh nghe những đoạn văn có nhiều hình ảnh, liên tưởng hay.
Ví dụ: Bao quanh bụng trống có gì, nó có đặc điểm thế nào? Nhìn đai của trống em liên tưởng đến cái gì?
(Bao quanh bụng trống là vành đai, bện xoắn vào nhau lớn bằng ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân giả)
 

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

CHUYEN DE LS

 Chuyên đề

Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử

I. Đặc điểm, tình hình

 Thuận lợi : - Hầu hết GV đã nắm được kiến thức về môn Lịch sử phục vụ cho việc dạy học của mình.

- Đa số HS yêu thích môn Lịch sử, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức.

- Đồ dùng dạy học, trang thiết bị để dạy học môn Lịch sử khá đầy đủ.

  Khó khăn :  Chất lượng dạy học môn Lịch sử còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đặc trưng của môn Lịch sử. Dạy học còn nặng về giảng giải lí thuyết, GV nêu câu hỏi HS trả lời. HS tiếp thu bài một cách thụ động, dẫn đến chán học.

- Khi dạy học, GV chưa phân ra từng dạng bài để có phương pháp dạy học phù hợp với từng dạng.

II. Mục tiêu :

-  Đổi mới phương pháp dạy môn Lịch sử

- Phương pháp dạy học môn Lịch sử theo các dạng bài.

III. Nội dung, biện pháp

1. 1.     Đổi mới phương pháp dạy lịch sử

a.Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập:

Muốn định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập được tốt phần nêu vấn đề của giáo viên phải đạt được cácc yêu cầu sau:

             + Lời dẫn phải súc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh

             + Phải đề cập tới cốt lỏi của bài học

             + Tạo ấn tượng, gợi trí tò mò của học sinh

b.Tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn sử liệu.

 Việc tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn sử liệu (Kênh chữ, kênh hình) trong SGK,  giúp các em có những hình ảnh cụ thể về sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đây là khâu cực kỳ quan trọng của quá trình nhận thức lịch sử. Bởi nếu không dựa trên các hình ảnh của sự kiện thì học sinh không thể nhận thức được tư duy. Ở bước này có thể thực hiện bằng các biện pháp sau:

            + Giáo viên trình bày các sự kiện, sự việc, hiện tượng bằng phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện kết hợp với các phương pháp trực quan để học sinh thấy rõ được hình ảnh quá khứ.

            + Học sinh làm việc với các sự kiện được trình bày trong SGK.

c.Tổ chức cho học sinh làm việc, tự giải quyết các nhiệm vụ học tập:

 Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc, tự giải quyết các nhiệm vụ học tập mà bản thân đã nêu ở đầu giờ học hoặc đầu mỗi phần bài học.

Ở bước này, học sinh có thể trình bày ý kiến cá nhân (Viết hoặc nói) Cũng có thể trao đổi, thảo luận trong nhóm để rút ra những ý kiến chung.

d. Kết luận vấn đề

Giáo viên cho học sinh nhận xét đánh giá những ý kiến cá nhân hoặc nhóm xem các bạn nói đúng hay sai, cần bổ sung thêm gì không ? Sau đó giáo viên kết luận:

           + Khẳng định những kết quả học tập của những học sinh.

           + Chốt lại những vấn đề cần nắm chắc của bài học

2. Phương pháp dạy học môn Lịch sử theo các dạng bài.

a., Dạng bài có nội dung về tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội…

         ( Trong chương trình lớp 5 gồm các bài: Bài 4; bài 12; bài 13; bài 16; bài 19; bài 21; bài 27 và bài 2 . Chương trình lớp 4 gồm các bài: Bài 1; bài 2; bài 3; bài 10; bài 13; bài 17; bài 18; bài 19; bài 21; bài 22; bài 23; bài 26; bài 27; bài 28. )

     Dạng bài này có nhiều ở phần lịch sử lớp 5, nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta sau mỗi thời kỳ(giai đoạn nhất định). Để dạy tốt dạng bài này giáo viên cần:

 - Phải mô tả được: Tình hình nước ta (cuối thời kỳ hay sau thời kỳ nào đó) như thế nào? ( tình cảnh đất nước, chính quyền, cuộc sống của nhân dân như thế nào?)

- Trong tình cảnh đó chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm gì, làm như thế nào?

- Kết quả của việc làm đó.

- Vì vậy, khi dạy loại bài này giáo viên triệt để sử dụng phương tiện trực quan: tranh ảnh, kênh hình kết hợp với mô tả sinh động nhằm tái tạo hình ảnh sinh động về sự kiện, hiện tượng, rèn luyện kỹ năng mô tả, nhận xét, đánh giá, so sánh, cảm nhận và liên hệ để học sinh thấy rõ giá trị văn hoá nghệ thuật trong đời ssống tinh thần.

b) Dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử: ( Trong chương trình SGK- Lịch sử lớp 5, Dạng bài này có ở các bài: bài 1; bài 2; bài 5; bài 6. Chương trình lớp 4 gồm các bài: Bài 7; bài 9; bài 12; bài 15; ).

          Ở dạng bài này, trong chương trình Tiểu học lớp 5 không giới thiệu Tiểu sử của các nhân vật, mà thông qua những sự kiện cơ bản trong sự nghiêp của các nhân vật để làm sáng tỏ lịch sử dân tộc. Như vậy, nhân vật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với sự kiện lịch sử. Giáo viên phải biết khai  thác tốt các sự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của nhân vật.

          Khi dạy những bài này giáo viên cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:

- Mỗi một bài đều có hình ảnh ( Tranh vẽ hoặc chân dung) nhân vật lịch sử để giúp học sinh biết những diện mạo cũng như hình thức bên ngoài của nhân vật. Giáo viên cần sử dụng và khai thác tốt những bức ảnh này để phục vụ nội dung bài học.

- Khi trình bày về nhân vật, phải cho học sinh biết nhân vật lịch sử đó là người như thế nào? (Sinh ra khi nào? Ở đâu? làm gì? có đặc điểm, tính cách gì nổi bật...)

- Phải mô tả và tường thuật (hay kể lại) những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan, công lao của các nhân vật đó đối với lịch sử

- Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, giáo viên tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử.

      Thông thường đối với dạng bài này giáo viên nên sử dụng các phương pháp như kể chuyện, sắm vai .... Giáo viên có thể vừa là người dẫn chuyện, trực tiếp kể chuyện có thể là người dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện. Ngoài ra có thể cho học sinh sắm vai.

c.Dạng bài có nội dung đề cập tới các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, phản công, tiến công .....

      Đây là loại bài có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Do đó, giáo viên phải tái hiện sự kiện sinh động cụ thể. Sử dụng câu hỏi về sự phát sinh của sự kiện: Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp hay hoàn cảnh,bối cảnh lịch sử của sự kiện. Đây là một đặc điểm tư duy lịch sử cần hình thành từng bước cho học sinh.

          Mặt khác, đối với loại bài này phần quan trọng nhất là trình bày diễn biến, phát triển của sự kiện lịch sử. Vì vậy phải cho học sinh nắm vững mốc thời gian bắt đầu diễn ra sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử, các đường tiến công, diễn biến trận đánh ...... bằng cách nêu vấn đề, câu hỏi .....

          Sau phần diễn biến là hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết quả sự kiện đó và rút ra ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm. Đối với loại bài này giáo viên giúp học sinh nhận thức mối quan hệ nhân quả của sự kiện, thắng lợi hay thất bại đều có ảnh hưởng nhất định đối với lịch sử.

          Với dạng bài này (trong sách giáo khoa lớp 5 là các bài: Bài 3, bài 7, bài 8, bài 9, bài 14, bài 15, bài 17, và bài 20. Trong chương trình lớp 4 gồm các bài: Bài 4; bài 5; bài 8; bài 11; bài 14; bài 16;bài 24; bài 25;) thì miêu tả, tường thuật kết hợp với trực quan là những phương pháp chủ đạo. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu về tư liệu lịch sử rồi mô tả, tường thuật lại diễn biến của sự kiện, giáo viên có vai trò hổ trợ, bổ sung giúp học sinh tái hiện lại lịch sử, xây dựng lại biểu tượng lịch sử một cách hoàn chỉnh hơn.

          Tóm lại, ở dạng bài này, GV cần tìm hiểu theo 4 phần: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa.

d.Dạng bài ôn tập, tổng kết

 Đây là loại bài học nhằm hệ thống hoá và cũng cố lại những kiếm thức đã học cho học sinh sau mỗi một thời kỳ ( giai đoạn lịch sử), giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Đối với loại bài này giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho học sinh, lựa chọn phương pháp phù hợp để mạng lại hiệu quả tiết dạy cao. Đặc biệt giáo viên dựa vào câu hỏi trong SGK, thiết kế hệ thống câu hỏi cho học sinh chuẩn bị trước, Trong tiến trình dạy học, giáo viên phải thu hút học sinh vào công việc, phát huy cao nhất tính tích cực của học sinh trong việc trao đổi những câu hỏi mà giáo viên đặt ra, thực hiện các công việc như vẻ sơ đồ, lập bảng niên biểu, thống kê, tìm các dẫn chứng.... Đây là yêu cầu quan trọng để phát triển tư duy, rèn luyện kỷ năng rèn luyện bộ môn.

          Thông thường đối với dạng bài ôn tập, tổng kết, giáô viên vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp (phân tích, tổng hợp, khái quát hoá) kết hợp với vấn đáp – tìm tòi, tổ chức làm việc theo nhóm. Tuỳ từng phần nội dung cụ thể mà giáo viên lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Trong đó, hoạt động nhóm, báo cáo kết quả là những phương pháp chiếm nhiều thời gian nhất ngoài ra cỏ thể sử dụng trò chơi lịch sử.

 sưu tầm

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

TUẦN 34

 


 

https://f2.hcm.edu.vn///Data/hcmedu/thtranquoctoangovap/2021_5/Tuan34/lop-4-tuan-34-toan-2_105202118.pdf 

 https://f2.hcm.edu.vn///Data/hcmedu/thtranquoctoangovap/2021_5/Tuan34/lop-4-t34-lich-su_105202118.pdf